The what, why, when, and where of socialism, communism, and Marxism.

Những điều căn bản về Chủ nghĩa xã hội

Giải thích về Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa Mác:

là gì, tại sao, khi nào và ở đâu.

Để có thể giải thích thế giới quan của người ủng hộ chủ nghĩa xã hội, trước hết chúng ta cần tạo dựng một nền tảng triết học. Những người theo chủ nghĩa xã hội tin rằng, mọi người trong chúng ta đều bình đẳng, và tất cả cùng có những quyền căn bản, không thể bị tước đoạt. Những quyền ấy bao gồm quyền lợi vật chất - chẳng hạn như đồ ăn, thức uống - và cả quyền lợi vô hình - như quyền thể hiện cảm xúc, biểu đạt ý kiến.

Dưới đây là một số quyền mà chúng tôi tin rằng ai cũng có tư cách được sở hữu, bất kể tầng lớp, chủng tộc, giới tính, xu hướng tính dục hay mức độ sức khỏe thể chất và tinh thần.

Quyền tự do ngôn luận

Quyền được biểu đạt chính kiến mà không sợ phải chịu hậu quả (chẳng hạn như bị bỏ tù hay xử tử) là một quyền căn bản và không thể bị tước đoạt của tất cả mọi người. Tuy nhiên, quyền lợi ấy không phải cái cớ để đe dọa, quấy rối hay xâm phạm tự do luật pháp và quyền lợi của người khác. Phát ngôn thù ghét không phải tự do ngôn luận.

Quyền bầu cử và quyền được bầu cử

Về cơ bản, chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng dân chủ. Từ “dân chủ” (democracy) đến từ tiếng Hy Lạp “demos” (nhân dân) và “kratia” (quyền lực): theo đúng nghĩa đen là “được cầm quyền bởi nhân dân.” Chủ nghĩa tư bản, dù là một bước tiến ra khỏi chế độ phong kiến, vốn không mang tính dân chủ. Đó là một nền kinh tế mà mọi thứ, từ chất lượng và tính sẵn có của chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho đến việc chúng ta ngủ dưới mái nhà hay đầu đường xó chợ đều không được kiểm soát bởi nhân dân. Chủ nghĩa tư bản đưa những người giàu có lên nắm quyền kiểm soát kinh tế, theo đó kiểm soát luôn cuộc sống của chúng ta. Chủ nghĩa xã hội đưa nhân dân quyền kiểm soát kinh tế, bằng cách làm cho nền kinh tế được đảm đương một cách dân chủ. Phương thức tạo ra cách làm ấy có sự đa dạng đối với mỗi một định hướng khác nhau, tuy nhiên về nguyên tắc thì có chung cốt lõi: Nền kinh tế quá quyền lực để có thể được đặt trong tay một lượng nhỏ dân số. Cái được gọi là “dân chủ” trong chủ nghĩa tư bản—chỉ đơn giản là bầu chọn giữa hai đảng phái mà có thể cả hai bạn đều không đồng tình và đặt phiếu bầu vào hòm phiếu bốn năm một lần, hi vọng rằng sự bầu chọn của bạn không nằm trong số gần ba triệu phiếu bị gạt bỏ, chỉ để một ngày trong tương lai, bạn nhận ra rằng chính trị gia mà bạn bầu chọn đã nhượng bộ bên tập đoàn sản xuất thuốc lá Philip Morris vì họ là thế lực từng góp 1.6 triệu USD cho chiến dịch vận động bầu cử—không thể gọi là dân chủ đúng nghĩa. Đó là lí vì sao mà quyền bầu cử và được bầu cử trong một hệ thống dân chủ tự do, công bằng, trung thực và không hạn chế—không bị ràng buộc bởi những chính trị gia nhà nghề, con ông cháu cha, tham nhũng hay hối lộ—là một điều căn bản và không thể bị tước đoạt.

Quyền có được đồ ăn và nước uống

Toàn thế giới có thể sản xuất đủ để ai cũng có được thức ăn. Thực tế là, thế giới sản xuất dư thừa thức ăn. Và tính đến hiện tại, số lượng người thiếu ăn trên thế giới vẫn đang tăng kể từ năm 2014, đạt ngưỡng khoảng 815 triệu người vào 2016 (theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc 2017). Những quốc gia giàu có không những gặp phải vấn nạn béo phì mà còn lãng phí hàng tấn thức ăn mỗi ngày. Các tập đoàn tư nhân luôn cho rằng những thức ăn mà không thể bán ra (như sữa hết hạn, cà chua không đủ đỏ tươi hay bóng bẩy, chuối không đủ độ cong) nên được vứt vào thùng rác và đổ thuốc tẩy trắng sao cho những người đói hay vô gia cư sẽ không ăn chúng. Hành vi từ chối đem thức ăn cho người thiếu thốn khi đã có dư dả, thậm chí dùng mọi cách để đảm bảo họ không thể ăn những đồ mình bỏ đi, là một sự dã man và vô nhân tính. Đây là lí do vì sao việc có được đồ ăn, thức uống để sống khỏe mạnh là một quyền căn bản và không thể tước đoạt của con người.

Quyền được hưởng an ninh xã hội và nhà ở

An ninh xã hội đảm bảo một cuộc sống thoải mái cho cả những người tạm thời hoặc vĩnh viễn không thể làm việc do ốm đau, khiếm khuyết hay tuổi tác, rằng cha mẹ có thể dành một khoảng thời gian nghỉ việc để chăm con sơ sinh, rằng không một gia đình nào không thể chăm sóc con cái vì lí do tài chính, và rằng tất cả mọi người đều có thể mua được những thứ thiết yếu như nhà ở, đồ ăn, quần áo, điện thoại và mạng internet. An ninh xã hội là tiêu chí cần có để một xã hội trở nên nhân đạo, và theo đó cũng là quyền căn bản, không thể tước đoạt của con người.

Quyền tự do tôn giáo

Dù chủ nghĩa Mác về bản chất triết học là một thế giới quan duy vật, và theo đó cho rằng tôn giáo là không có tính khoa học, nhưng vẫn không thể phủ nhận rằng hoạt động tôn giáo là quyền căn bản không thể bị tước đoạt của tất cả mọi người. Những nhà nguyện, dù là nhà thờ, đền thờ, thánh đường Hồi giáo hay bất kể thứ gì khác, đều nên được chấp thuận cho những ai có nhu cầu.

Quyền được hưởng sự giáo dục

Giáo dục, một hệ thống với mục tiêu giúp con người trở nên năng suất, trách nhiệm, là một cá nhân trưởng thành của xã hội, nên được thực hiện với chất lượng tốt nhất, luôn luôn thay đổi để thích ứng với những phát kiến khoa học mới mẻ, và sẵn có mà không cần trả tiền, dành cho tất cả những ai mưu cầu nó, từ cấp bậc mẫu giáo đến đại học. Trong một tương lai xa, nền giáo dục chất lượng sẽ cải thiện xã hội bằng mọi khía cạnh có thể đo lường được. Đó là lí do vì sao được hưởng sự giáo dục là quyền căn bản và không thể bị tước đoạt của con người.

Quyền được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe

Không có quyền nào căn bản hơn quyền được sống. Tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, tôn giáo, trình độ giáo dục hay tư cách cư trú, nguồn gốc xã hội, tình trạng tài sản, hành vi trong quá khứ hay mức độ giàu có, đều có quyền được chăm sóc y tế và điều trị thích hợp khi bị tổn thương thể chất hoặc tinh thần. Mọi thủ tục y tế cần thiết để một người có thể sống thoải mái mà không phải chịu đựng nỗi đau thể xác hay tinh thần đều nên được miễn phí cho tất cả những ai có nhu cầu. Được tiếp nhận sự chăm sóc sức khỏe, cả tinh thần lẫn thể chất, đều là quyền căn bản và không thể bị tước đoạt của con người.

Quyền được đi làm và trả lương

Với chủ nghĩa xã hội, đã qua rồi cái thời bạn phải ngồi lì 8 tiếng đồng hồ trước bàn làm việc chỉ với một mục đích duy nhất là nhét đầy túi tiền của CEO. Những công việc lí tưởng phải là thứ mà đóng góp bằng cách nào đó cho sự tốt đẹp của xã hội nói chung. Mỗi người đều có khả năng đóng góp cho xã hội, và xã hội có đủ nguồn lực để trả cho công nhân một mức lương xứng đáng. Trong thế giới tư bản, sự thiếu việc làm có lợi cho người giàu. Còn ở chủ nghĩa xã hội, sự thiếu việc làm không có lợi cho bất cứ ai. Đó là lí do vì sao quyền có việc làm và được trả công tương xứng với số lượng và chất lượng là một quyền căn bản và không thể bị tước đoạt của con người.

Quyền được nghỉ ngơi và giải trí

Làm việc quá sức và tình trạng căng thẳng dẫn đến những sự ốm đau bệnh tật, giảm sút năng suất, giảm sút mức độ hài lòng đối với công việc, làm tăng mối bất hòa cũng như các trường hợp trầm cảm và tự tử. Được nghỉ ngơi và giải trí là quyền căn bản và không thể bị tước đoạt của con người, và nên được đảm bảo bởi việc giảm giờ làm từ tám xuống sáu tiếng vì lợi ích của đa số nhân viên, đưa ra kỳ nghỉ hàng năm cùng với sự trả công đầy đủ, đồng thời cung cấp những phương tiện giải trí như thư viện, nhà ăn, câu lạc bộ, các khu resort, v.v…

Chúng tôi không phải những người theo dân chủ xã hội

Rất nhiều quốc gia châu Âu đi theo một hệ tư tưởng gọi là dân chủ xã hội. Dân chủ xã hội là một hệ tư tưởng ủng hộ “sự can thiệp kinh tế và xã hội để tăng cường công bằng trong cơ cấu kinh tế tư bản”, và do đó là một hệ tư tưởng mang tính chất tư bản, không phải là ý thức hệ của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, theo đúng định nghĩa, đối chọi lại với chủ nghĩa tư bản và tìm cách tháo dỡ hệ thống tư bản. Dù cho các quốc gia theo tư tưởng dân chủ xã hội có những điểm tốt ở một vài khía cạnh, họ chỉ có thể cung cấp những thứ như an sinh xã hội cho người dân dựa trên sự sẵn có của nguồn lực lao động rẻ từ nước ngoài, thuộc các quốc gia nằm trong “thế giới thứ ba”, và bằng việc đánh thuế cao đối với tầng lớp những người lao động. Chúng tôi, những người theo chủ nghĩa xã hội, phản đối việc thuê ngoài từ những quốc gia thuộc “thế giới thứ ba”, đồng thời phản đối việc áp thuế đối với toàn bộ người dân nói chung. Chúng tôi tin vào sự sở hữu chung đối với doanh nghiệp mà sự năng suất của nó sẽ có lợi cho toàn xã hội chứ không phải riêng những CEO. Thuế và sự tái phân phối chỉ đánh vào những triệu chứng của sự bất bình đẳng chứ không giải quyết vấn đề ngọn nguồn.

Chúng tôi không phải những người theo tư tưởng dân chủ xã hội. Chúng tôi không đi theo tư tưởng dân chủ. Không phải như Bernie Sanders, Hillary Clinton, hay Barack Obama.

Chúng tôi là những người theo chủ nghĩa xã hội

Rất nhiều thứ được gán cho chúng tôi, phần lớn đều không đúng. Website này được thực hiện bởi những người ủng hộ tư tưởng chủ nghĩa xã hội, và dùng nó để truyền đạt các vấn đề liên quan. Mục đích chính của website này không phải để biến người ta thành lực lượng ủng hộ chủ nghĩa xã hội, mà là cho mọi người thấy những gì mà người theo chủ nghĩa xã hội thực sự tin tưởng, đồng thời bác bỏ những thông tin sai lệch mà người khác nói về chúng tôi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy xem những liên kết bên dưới.

Một số câu hỏi thường gặp

Chủ nghĩa xã hội ư? Không phải là thứ chỉ dành cho bọn thanh niên đang bất an đấy chứ?

Tất nhiên là không phải! Những bộ óc vĩ đại và thông minh nhất của thời đại chúng ta—Albert Einstein, George Orwell, Helen Keller, Leila Khaled, Malala Yousafzai, Martin Luther King Jr., Nelson Mandela, Oscar Wilde, Frida Kahlo, và Pablo Picasso hay rất nhiều những gương mặt khác nữa—đều đã nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản, một hệ thống đầy bất công và không có tính bền vững, nên được thay thế bằng chủ nghĩa xã hội.

"Tôi thực sự tin rằng chỉ có một con đường duy nhất để loại bỏ những tệ nạn nghiêm trọng này là thông qua việc thành lập một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, cùng với một hệ thống giáo dục hướng tới các mục tiêu xã hội. Trong một nền kinh tế như vậy, các phương tiện sản xuất thuộc sở hữu của chính xã hội và được sử dụng theo cách thức đã được lên kế hoạch. Một nền kinh tế kế hoạch, điều chỉnh sản xuất theo nhu cầu của cộng đồng, sẽ phân phối công việc được thực hiện giữa tất cả những người có khả năng làm việc và đảm bảo sinh kế cho mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Sự giáo dục của cá nhân, ngoài việc phát huy khả năng bẩm sinh của mình, sẽ cố gắng phát triển trong anh ta một ý thức trách nhiệm đối với đồng bào của mình thay cho sự vinh quang quyền lực và thành công trong xã hội hiện tại của chúng ta."
-Albert Einstein, "Tại sao Chủ nghĩa xã hội?", tạp chí Monthly Review, tháng 5, 1949

Tại sao tôi nên trở thành một người theo chủ nghĩa xã hội?

Nói một cách ngắn gọn, chủ nghĩa xã hội là chúng ta, những người tin rằng sự nhân đạo nên được thực hiện bằng một phương thức liên minh thống nhất và có tổ chức để đối diện với các vấn đề của thế hệ chúng ta và xa hơn thế nữa. Chủ nghĩa xã hội dành cho chúng ta, những ai đang chán nản trước sự thật rằng lòng tham và sự giàu có đang thống trị xã hội cũng như cái cách mà chỉ một số ít tỷ phú có nhiều quyền lực ảnh hưởng đến thế giới hơn toàn thể số còn lại gộp vào.

Chúng ta là những người làm việc không được trả công tương xứng. Giá trị mà một công nhân làm ra vượt hơn mức lương mà anh ta được trả. Người chủ bóc lột và dùng sức lao động của anh ta làm lợi nhuận, để tiền chảy vào túi mình. Trong môi trường làm việc, người công nhân sống dưới sự độc tài của ông chủ. Anh ta không có quyền tự do ngôn luận (anh ta có thể bị sa thải vì nói một thứ gì đó “sai”) và cũng không có sự dân chủ, khi mà CEO và ban điều hành quyết định mọi thứ, còn những người công nhân dưới trướng họ thì không được định đoạt chính những điều tác động đến bản thân họ và toàn bộ công ty.

Trong thế giới của chủ nghĩa xã hội, mọi người làm việc đều được cho phép gặt hái những thành quả mà mình đã gieo trồng và nhận về tương xứng với công sức lao động mình bỏ ra, cũng như được quyền quyết định một cách dân chủ về cách mà môi trường làm việc vận hành. Những người công nhân là lực lượng tạo ra giá trị, và cũng nên là những người được hưởng chính cái thành quả ấy. CEOs và những nhà lãnh đạo khác không cống hiến cho những giá trị được tạo ra bởi công ty nhưng vẫn đang được trả công nhiều gấp hàng trăm lần. Để mà một nhân viên có thể hưởng mức tiền mà CEOs kiếm được trong một năm, anh ta phải làm việc trong 45 năm trời. (Xem tại đây)

Ngoài việc giảm thuế cho người giàu, thưởng thêm cho các CEO, trốn vài phần thuế và tài khoản ngân hàng tại quốc gia khác, cộng thêm chuyện 8 người sở hữu khối tài sản bằng một nửa của toàn bộ dân số thế giới (Xem tại: 1, 2, 3), chúng ta sẽ nhanh chóng có được bức tranh rõ nét về mức độ bất công mà hệ thống kinh tế hiện tại đang được cấu tạo thành. Nhưng đó chẳng phải điều ngẫu nhiên: Chủ nghĩa tư bản vốn được sinh ra để tạo nên sự bất công.

Tư bản là gì?

Để hiểu tại sao chủ nghĩa xã hội lại là điều cần thiết, trước tiên chúng ta cần phải hiểu chính xác chủ nghĩa tư bản là như thế nào. Tư bản là phương thức sản xuất đang chiếm ưu thế toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản cho phép sự sở hữu tư nhân các tư liệu sản xuất, như nhà máy và các môi trường làm việc khác. Chủ nghĩa tư bản cho phép tất cả mọi người (có đủ nguồn vốn) tạo ra doanh nghiệp và sản xuất bất kì thứ gì, mà không bắt buộc phải thực sự làm việc, cũng như có nghĩa vụ hay ràng buộc trước phần còn lại của xã hội.

Những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội có vấn đề gì với tư bản?

Những người theo chủ nghĩa xã hội không hề tin rằng tư bản vốn là tai hại, hay nó đáng lẽ không nên được phát minh ra. Mà trái lại, nếu bạn đưa một người theo chủ nghĩa xã hội trở về thời phong kiến trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, họ cũng lập tức ủng hộ sự thành lập của phương thức sản xuất tư bản. Rõ ràng là chủ nghĩa tư bản đã làm gia tăng sự sản xuất toàn cầu lên rất nhiều lần, và nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người làm việc cho các nông trại của địa chủ phong kiến. Nhưng cũng giống như sự tiến bộ không ngừng nghỉ của công nghệ, xã hội cũng cần phải đi lên, và chúng tôi, những người theo chủ nghĩa xã hội tin rằng chủ nghĩa tư bản là một hệ thống lỗi thời. Chúng tôi không cho rằng chủ nghĩa tư bản là phương thức sản xuất cuối cùng, và nó phải được thay thế bằng một hệ thống ưu việt hơn. Tư bản, xét trên phương diện chính trị, kinh tế và sinh thái học đều không bền vững.

Nhưng nó đặt ra câu hỏi rằng: Vậy thì cụ thể là tư bản có vấn đề ở chỗ nào?

Cơ bản là, chủ nghĩa tư bản cho phép tất cả mọi người (có đủ nguồn vốn) tạo ra doanh nghiệp và sản xuất bất kì thứ gì, bằng bất kì cách nào, mà không cần màng đến sự dân chủ trong môi trường làm việc, sự tham gia lao động công bằng (người chủ không cần làm việc, chỉ sở hữu địa điểm mà thôi) và cả việc phần còn lại của xã hội đang làm gì. Một nhà tư bản (người chủ của phương thức sản sinh ra vốn, một thành viên thuộc giai cấp tư sản, hoặc là tầng lớp “cao hơn”) không cần phải quan tâm xem là liệu doanh nghiệp của họ có sản xuất ra thứ cần thiết cho xã hội hay không. Tất cả những thứ mà một nhà tư sản quan tâm chỉ là tạo ra lợi nhuận. Đó là lí do vì sao những người theo chủ nghĩa xã hội nhìn nhận tư bản là một điều, trong số những thứ còn lại, không hề bền vững nếu xét về phương diện sinh thái học; bởi vì nguồn tài nguyên trên trái đất là có hạn, và mỗi quốc gia cũng chỉ có một diện tích không gian nhất định cho số lượng nhà máy giới hạn. Trong một thế giới tư bản, những nhà máy ấy được sử dụng với bất kì mục đích nào để tạo ra lợi nhuận, mà không phục vụ thứ mà xã hội đang thực sự cần. Điều này dẫn đến việc người nghèo có thể mua được smartphone nhưng không thể có một bữa ăn tử tế. Xã hội tư bản sản xuất ra quá nhiều thứ mà chúng ta không cần, và quá ít thứ mà chúng ta thực sự cần, bởi vì chủ nghĩa tư bản xoay quanh lợi nhuận cho những nhà tư bản, chứ không phải cho nhu cầu của loài người.

Nhưng những nhà tư bản không hề quyết định cho dừng lại việc làm tiền một khi đã đạt đủ mức tài sản ròng. Trái lại, họ không bao giờ cảm thấy đủ hài lòng mà vẫn tiếp tục tìm cách kiếm tiền nhiều nhất có thể. Nhưng vấn đề là tiền chỉ đơn thuần là sự kiến tạo xã hội mà không thực sự mang một giá trị nào cả. Bản thân tiền không có giá trị, thay vào đó, nó thể hiện một giá trị tồn tại ở nơi khác. Nhưng giá trị ấy không phải vô tận. Những nhà tư bản không thể cứ mãi kiếm thêm lợi nhuận, bởi vì cuối cùng chúng sẽ lấy đi hết giá trị của thế giới và bắt đầu lấy tiền từ tay người nghèo. Và đó chính là những gì đã và đang diễn ra: người giàu càng giàu, người nghèo càng nghèo. Nguồn vốn của thế giới, giá trị của toàn cầu dồn về phía 100-hoặc-khoảng-tầm-đó cá nhân giàu nhất thế giới, và sự tích lũy này vẫn đang diễn ra. Và sự tích lũy vốn sẽ không chỉ đơn giản là kẹt lại, chúng buộc phải dừng.

Một trong những nhà phê bình chủ nghĩa tư bản nổi tiếng nhất và cũng là một trong những người sáng lập chủ nghĩa xã hội chính là Karl Marx. Qua nhiều năm, Marx đã miêu tả rất nhiều vấn đề về tư bản. Dưới đây chỉ là một số ví dụ.

Người lao động được trả ít tiền, trong khi những nhà tư bản thì mỗi lúc một giàu hơn.

Có thể nói rằng vấn đề hiển nhiên mà Marx cảm nhận về chủ nghĩa tư bản xoay quanh những người lao động, họ làm tất cả mọi việc, mà chỉ được trả công rất ít, trong khi những nhà tư bản thì trở nên giàu có. Phương pháp mà các nhà tư bản đã và đang dùng từ thời tư bản sơ khai là phương pháp tích lũy ban đầu ("Urspüngliche Akkumulation"). Người lao động tạo ra sản phẩm với một mức giá, và nhà tư bản bán nó với giá cao hơn rất nhiều, trong khi liên tục giảm tiền lương dành cho người lao động xuống mạnh nhất có thể, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Marx cho rằng, cái gọi là “lợi nhuận” này chẳng khác nào trộm cắp, bởi những nhà tư bản từ tay người lao động. Marx kiên quyết tin rằng, người lao động có quyền hưởng những giá trị mà họ tạo ra, và những người làm việc với tư liệu sản xuất cũng nên, một mình họ, sở hữu những tư liệu sản xuất ấy. Nói cách khác, Marx tin rằng những người làm việc trong môi trường lao động nên cùng sở hữu và quyết định một cách dân chủ về cách mà môi trường ấy vận hành. Lực lượng được cho phép sở hữu thứ tạo ra vốn chính là những người thực sự làm ra nguồn vốn ấy.

Chủ nghĩa tư bản là một sự tha hóa -  "Entfremdung."

Marx hiểu rằng công việc là một trong những nguồn vui lớn nhất của chúng ta, nhưng tư bản đã biến nó thành thứ mà ai cũng ghét cay ghét đắng. Ai cũng ghét những thứ hai. Thứ hai là ngày mà chúng ta mất đi sự tự do của dịp cuối tuần để bắt đầu làm việc. Nhưng tại sao mọi người lại ghét thứ hai? Tại sao con người không yêu thích công việc của họ? Căn bản là, thế giới hiện đại bắt chúng ta phải làm một việc giống nhau ngày qua ngày, nhưng đưa chúng ta xa rời khỏi thứ mà chúng ta tin rằng mình có thể cống hiến cho xã hội đúng như lý tưởng. Một người muốn sáng tác nhạc có khi phải cặm cụi trong nhà máy chỉ vì để có tiền chi trả tiền ăn uống và nhà ở. Mặt khác, những người làm công việc thực sự khiến họ cảm thấy mình đang cống hiến cho xã hội (chẳng hạn như giáo viên) thì lại được trả rất ít thù lao. Một vấn đề nữa làm gia tăng bản chất tha hóa chính là công việc thời nay bị chuyên môn hóa cực độ. Những nhà tư bản và người chủ không muốn nghệ nhân làm ra những chiếc ghế trong nhà máy nội thất mà họ muốn thuê gần như bất kì ai làm ra một cái chân ghế và ba người kia làm ba chân còn lại vì khi đó, rất dễ dàng sa thải và thay thế một người nào đó nếu lợi nhuận cần được tạo thêm, hoặc sản xuất có thể tăng lên với sự tiến bộ của công nghệ. 10 người hoàn toàn có thể bị thay thế bằng một chiếc máy tính hoặc một kĩ sư duy trì sự hoạt động của máy tính, khiến cho 9 người kia thất nghiệp, tất cả chỉ vì lợi nhuận.

Chủ nghĩa tư bản rất không bền vững.

Ngay từ thời điểm sơ khai nhất, chủ nghĩa tư bản có đầy rẫy những đợt khủng hoảng kinh tế. Các nhà tư bản có thể biện minh rằng những khủng hoảng ấy là một thứ “bất thình lình”, “hiếm gặp”, rồi thì “sớm cũng trở thành lần cuối cùng”, nhưng nó hoàn toàn không đúng với thực tế, Marx chỉ ra, bởi vì bản chất của tư bản đã là thiếu bền vững. Chủ nghĩa tư bản vấp phải khủng hoảng thừa, thay vì khủng hoảng thiếu như trong quá khứ. Sản xuất hiện đại đơn giản là quá hiệu quả. Chúng ta sản xuất quá nhiều: nhiều lấn át mức độ mà ta có thể tiêu thụ. Sản xuất hiện đại năng suất tới nỗi chúng ta có thể trao cho mỗi một người trên thế giới một căn nhà, một chiếc ô tô, đủ thức ăn và nước uống, cũng như khả năng tiếp cận miễn phí trường học và bệnh viện chất lượng. Nhưng, dựa trên tính toán của Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Program), hiện có trên 795 triệu người trên thế giới không có đủ nguồn thức ăn để sống một cách khỏe mạnh. Và theo Global Campaign for Education (GCE), trên 70 triệu người không được tiếp cận với giáo dục. Nếu chúng ta chỉ sản xuất đủ những gì mình cần, thay vì, chẳng hạn như, có đến 24 thương hiệu xà phòng, chỉ một số ít trong chúng ta thực sự phải làm việc, và chúng ta có thể bảo đảm rằng mỗi một người dân thường đều có được những gì họ cần để tồn tại. Một khi con người có đủ thức ăn và chốn ở để sống, chúng ta có thể bắt đầu lo lắng về việc sản xuất ít hơn những thứ cần thiết.

Chủ nghĩa xã hội là gì?

Khi mà đa số người (ở bên Tây, bao gồm Bắc Mĩ và châu Âu) nghe về “chủ nghĩa xã hội”, họ nghĩ ngay đến Scandinavian và Trung Âu, những nhà nước phúc lợi có mức thuế cao và nhiều loại mạng lưới an ninh xã hội. Đây là một sự hiểu lầm phổ biến rằng những quốc gia ấy đi theo chủ nghĩa xã hội. Thuật ngữ chính xác để miêu tả những nước trên là “nền dân chủ xã hội”, một dạng xét lại của chủ nghĩa xã hội không ủng hộ việc chuyển đổi sang phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Những quốc gia trên, dù nói theo cách nào thì vẫn là mang tính tư bản, họ đứng về phía cải cách hiện trạng đang diễn ra, không phải một sự chuyển biến hoàn toàn từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.

Cái mà chủ nghĩa xã hội thực sự mang trong mình, chính là một học thuyết chính trị và kinh tế về việc tổ chức xã hội, ủng hộ việc tư liệu sản xuất, sự phân chia, và trao đổi nên được sở hữu và điều chỉnh bởi cộng đồng một khối, hơn là những cá thể tư nhân. 

Những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội tin rằng người lao động có quyền được “gặt những trái mà mình gieo”, nghĩa là có quyền hưởng những giá trị mình làm ra, và rằng những nhà tư bản không làm gì ngoài việc sở hữu doanh nghiệp, nhà máy, tập đoàn, v.v…, không có bất cứ quyền gì để cướp đi giá trị từ những người lao động miệt mài. Chủ nghĩa xã hội vốn là một hệ tư tưởng chống lại sự tư bản, và những người theo chủ nghĩa xã hội tin rằng tư bản là một hệ thống lỗi thời phải được thay thế, để tầng lớp lao động giành được sự tự do đúng nghĩa khỏi sự đàn áp và bóc lột. 

“Chủ nghĩa xã hội” cũng có thể được dùng như một thuật ngữ bao hàm, mô tả một nhóm những hệ tư tưởng ủng hộ phương thức sản xuất tư bản. Chúng bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong số này:

  • Chủ nghĩa vô trị

  • Chủ nghĩa cộng sản

  • Chủ nghĩa xã hội dân chủ

  • Chủ nghĩa xã hội tự do

  • Chủ nghĩa công liên

Hầu hết các dạng chủ nghĩa xã hội đều dựa trên, hoặc ít nhất là được truyền cảm hứng bởi chủ nghĩa Mác.

Đâu là sự khác nhau giữa dân chủ xã hội và chủ nghĩa xã hội dân chủ?

Nói một cách đơn giản, chủ nghĩa xã hội dân chủ ủng hộ một sự chuyển biến (bất kể là cách mạng hay cải cách) từ chế độ sản xuất tư bản đến chế độ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đạt được thông qua một hệ thống dân chủ, trong khi chủ nghĩa dân chủ xã hội đứng về phía một phiên bản “tốt hơn” của chủ nghĩa tư bản thông qua việc cải cách hiện trạng đang diễn ra, cho phép chính phủ sở hữu (hầu hết) những phần phi lợi luận của xã hội cũng như mạng lưới an sinh xã hội và phúc lợi được trợ cấp thông qua việc tăng thuế.

Nhưng có vấn đề gì với mạng lưới an sinh xã hội và phúc lợi?

Về bản chất thì không có gì là sai với những điều ấy cả. Trên thực tế, những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội muốn có nhiều phúc lợi và mạng lưới an sinh xã hội cho con người. Người theo chủ nghĩa xã hội muốn bảo đảm rằng tất cả chúng ta đều có nơi để ở, đủ thức ăn nước uống để sống khỏe mạnh, cũng như quyền tiếp cận miễn phí đến trường học và bệnh viện tốt, trong số những thứ khác (kì nghỉ phép của cha mẹ để chăm con nhỏ, luật an toàn lao động, thời gian nghỉ ốm mà không mất tiền lương, kì nghỉ có trả lương, v.v…). Vấn đề mà hầu hết những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội có đối với chủ nghĩa dân chủ xã hội (vốn nổi tiếng với việc cung cấp cho người dân những sự xa xỉ ấy) chính là ở việc họ trước hết chỉ cung cấp một vài thứ trong số đó (chủ nghĩa dân chủ xã hội không cung cấp miễn phí nhà ở, chẳng hạn), và rằng những thứ ấy được trả phần lớn thông qua tiền thuế. Thuế thu cập cao trực tiếp đi ngược lại với ý tưởng của chủ nghĩa xã hội về việc để cho người lao động gặt hái những gì họ gieo trồng. Bằng cách lấy đi những khoản thù lao sau bao ngày cày cuốc của giai cấp vô sản (những người lao động và tầng lớp trung lưu), những nhà nước chủ nghĩa dân chủ xã hội không tốt hơn tầng lớp tư bản là bao, nơi mà sử dụng những phương thức tích lũy ban đầu để hút máu tiền lợi nhuận từ người lao động. Bên dưới trang là một số thông tin thêm về vấn đề này.

Chủ nghĩa Mác là gì?

Chủ nghĩa Mác là một thế giới quan và một phương thức phân tích xã hội, cũng như một tập hợp những học thuyết về chính trị, kinh tế được phát triển mới Karl Marx và Friedrich Engels. Chủ nghĩa Mác tập trung vào các mối quan hệ tầng lớp và mâu thuẫn xã hội, đồng thời sử dụng cách làm sáng tỏ theo quan điểm duy vật về sự phát triển của lịch sử, và cách nhìn biện chứng về sự biến đổi của xã hội. Phương pháp luận thuộc chủ nghĩa Mác sử dụng những điều tra về kinh tế và chính trị xã hội, từ đó áp dụng và việc phê bình, phân tích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cũng như vai trò của đấu tranh giai cấp trong toàn bộ sự thay đổi về kinh tế. 

Trong khi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản hình thành trước Marx, ông ấy cùng Engels là những người biến những giấc mơ không tưởng về một xã hội hoàn hảo thành một công trình khoa học thiết thực. Chỉ có mình Karl Marx và Friedrich Engels là chịu trách nhiệm với việc truyền bá chủ nghĩa xã hội và cộng sản trên toàn thế giới, và có thể khẳng định rằng chủ nghĩa xã hội sẽ chỉ là một ý thức hệ phi thực tế, không tưởng, gần như không thể thực thi nếu như không có những phân tích theo chủ nghĩa Mác.

Cộng sản là gì?

Chủ nghĩa cộng sản là một hệ tư tưởng xã hội, chính trị và kinh tế cũng như một cuộc vận động mà mục đích tối thượng của nó là sự thành lập một xã hội cộng sản. Xã hội cộng sản là giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa xã hội (bắt nguồn từ cách nhìn duy vật của lịch sử, đọc ở phần: Chủ nghĩa Mác). Đó được xác định là một hệ thống kinh tế xã hội được cấu trúc dựa trên sự sở hữu tập thể của tư liệu sản xuất và sự biến mất hoàn toàn của các tầng lớp xã hội, tiền bạc hay chính quyền. Thuật ngữ “xã hội cộng sản” nên được phân biệt với ý niệm của phương Tây về “chính quyền cộng sản”, cái thứ hai nói đến một chính quyền được cai trị bởi một đảng tự xưng là biến thể của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Đâu là sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?

Trong học thuyết của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội là giai đoạn chuyển đổi giữa việc lật đổ tư bản và hiện thực hóa chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản là trạng thái cao hơn của chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa xã hội là trạng thái thấp hơn của cộng sản.

Quốc gia “cộng sản” như Trung Quốc, Cuba, Lào, Nepal và Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố rằng mình đã đạt đến giai đoạn cộng sản, nhưng mang tính cộng sản ở chỗ mục tiêu của họ (hoặc ít nhất là mục tiêu đề ra) là sự thành lập một xã hội cộng sản.

Vậy người theo cộng sản là những lực lượng ủng hộ chủ nghĩa xã hội?

Đúng, mọi người theo cộng sản, đúng định nghĩa, cũng là lực lượng ủng hộ chủ nghĩa xã hội, nhưng không phải người theo chủ nghĩa xã hội nào cũng là người cộng sản. Hầu hết người theo chủ nghĩa xã hội đồng ý rằng, trên lý thuyết, cộng sản nên là phương thức sản xuất tiếp theo sau chủ nghĩa xã hội, nhưng những hệ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội cũng có những ý tưởng của riêng họ về việc xã hội này nên phát triển ra sao và nó sẽ được hình dung như thế nào (và nếu như nó hoàn toàn có thể đạt đến). Thêm vào đó, rất nhiều tổ chức theo chủ nghĩa xã hội và đảng phái chính trị không bao giờ muốn liên đới đến từ “cộng sản”, sau khi Liên bang Xô-viết và Khối các quốc gia phương Đông đã thay đổi một cách căn bản nghĩa của từ cộng sản từ “một xã hội toàn cầu không chính quyền, không tiền bạc, không có sự sở hữu cá nhân đối với tư liệu sản xuất” thành “một chính quyền cai trị bởi đảng phái theo chủ nghĩa Mác-Lênin.”

Những người theo chủ nghĩa xã hội bênh vực sự dân chủ hay độc tài?

Sự dân chủ. Không một giai đoạn nào của chủ nghĩa xã hội cần đến sự độc tài. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa xã hội ủng hộ cái được gọi là “nền chuyên chính của tầng lớp vô sản”, cái mà không nên bị nhầm lẫn với sự độc tài đúng nghĩa. Trong học thuyết của chủ nghĩa Mác, mọi xã hội với các tầng lớp kinh tế cũng đều có một sự độc tài trong số những tầng lớp ấy. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm giữ quyền lực chính trị lấn át giai cấp vô sản, và vì thế xã hội tư bản có thể được gọi là nền độc tài của giai cấp tư sản. Mặt khác, xã hội chủ nghĩa sẽ được cai trị bởi tầng lớp lao động, nên nó mới được gọi là nền chuyên chính của tầng lớp vô sản, trong “sự thống trị của giai cấp công nhân”. Tuy vậy, nền chuyên chế của tầng lớp vô sản chỉ tồn tại trong xã hội cộng sản. Trong xã hội cộng sản, nơi không phân chia giai cấp, không có thứ gọi là sự chuyên chế của bất kì giai cấp nào.

Thế nên, rất nhiều những người theo chủ nghĩa xã hội tin rằng không thể đạt được chủ nghĩa xã hội thông qua nền dân chủ vô sản (theo lối tự do hay nghị viện), bởi những hệ thống ấy được thiết kế bởi những người giàu để tiếp tục giúp người giàu nắm quyền. Nhưng không hề đúng khi nói rằng những người theo chủ nghĩa xã hội không muốn sự dân chủ. Trên thực tế, những người theo chủ nghĩa xã hội muốn nhiều sự dân chủ hơn những gì vốn đang diễn ra: những người theo chủ nghĩa xã hội muốn nền dân chủ đúng nghĩa, nơi mà mỗi một sự bầu chọn và ý kiến của từng cá nhân thực sự có ảnh hưởng. Những người theo chủ nghĩa xã hội không chỉ muốn sự dân chủ trực tiếp nhiều hơn (tức là cho phép dân chúng có thể trực tiếp kiểm soát sự vận hành của quốc gia, hơn là việc chỉ bầu chọn cho một “đại diện” hứa hẹn rằng mình sẽ bầu chọn theo ý muốn của nhân dân, nhưng không có một sự ràng buộc thực sự nào để mà phải làm thế), nhưng cũng cho phép sự kiểm soát dân chủ của tư liệu sản xuất. Đó là, cho phép toàn bộ người lao động, có quyền quyết định một cách dân chủ nơi làm việc của họ sẽ hoạt động ra sao, thứ gì được sản xuất, sẽ được bán với giá nào, v.v…

Đức Quốc Xã có phải theo chủ nghĩa xã hội không?

Dù Đảng Quốc Xã được gọi là “Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa”, nhưng đó không phải chủ nghĩa xã hội. Đức Quốc Xã đề xướng một hệ tư tưởng mang tính chủ nghĩa hiệp đoàn, cộng tác các tầng lớp, cái mà họ gọi là “xã hội chủ nghĩa” trong nỗ lực đạt được sự ủng hộ của tầng lớp lao động (chủ nghĩa xã hội là một ý tưởng khổng lồ nổi danh ở nước Đức lúc bấy giờ). Trên thực tế, Đức Quốc Xã tư hữu hóa hầu hết nền kinh tế, khiến cho những liên minh lao động độc lập thành một điều bất hợp pháp, và đặt những người theo cộng sản, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân chủ xã hội tập trung lại cùng với những người dân “gây phiền phức” khác như người Do Thái, nhóm người da màu, tàn tật, v.v…

Dưới chủ nghĩa cộng sản, không ai được cho phép sở hữu bất kì thứ gì?

Nếu bạn đang lo những người cộng sản sẽ đột nhập vào nhà và lấy đi cái Xbox của bạn bởi vì tài sản tư nhân bị cấm, bạn có thể an tâm đi ngủ và biết rằng “tài sản tư nhân” khác với “tài sản cá nhân”. Tài sản tư nhân nói đến những tư liệu sản xuất (nhà máy, máy móc, v.v…), trong khi đó tài sản cá nhân là những thứ mà người thường vẫn sở hữu. Nhà ở, ô tô và chiếc Xbox của bạn đều là tài sản cá nhân, và chúng thuộc về bạn.

Lao công và bác sĩ sẽ được trả lương như nhau trong một xã hội cộng sản à?

Không, xã hội cộng sản là để những người lao động đạt được những sự ghi nhận mà họ xứng đáng có được. Một bác sĩ cống hiến nhiều cho xã hội hơn là một công nhân, nên bác sĩ sẽ được trả lương nhiều hơn, nhưng họ đều cần đến thức ăn, nước uống, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và có thể là ô tô, v.v… Tuy vậy, một bác sĩ có thể sở hữu những món đẹp hơn, nhiều kì nghỉ hoặc ngày nghỉ hơn, ít giờ làm việc hơn cũng như một số lợi ích phi tiền tệ khác.

Ở một khía cạnh nào đó thì những vị trí không thực sự quan trọng như “lao công” thậm chí còn không tồn tại trong xã hội chủ nghĩa hay cộng sản, và rằng một nghĩa vụ lau dọn sẽ được san sẻ cho mọi người trong một cộng đồng nhất định (ví dụ như nơi làm việc hay một địa phương chẳng hạn).

Và sau chót là, những người cộng sản muốn hoàn toàn phá bỏ tiền tệ.

 
 

Trong cảnh phim “Du hành giữa các vì sao: Lần đầu gặp mặt”, Thuyền trưởng Picard giải thích cho một người phụ nữ của thế kỷ 21 cách mà “kinh tế tương lai là một cái gì khác” và rằng tiền sẽ không tồn tại. Picard mô tả cách mà “việc có được sự giàu sang sẽ không còn là động lực trong cuộc sống của chúng ta”, thay vào đó, “chúng ta làm việc để bản thân và phần còn lại của nhân loại ngày một tốt hơn”.

Tuy nhiên, sự bãi bỏ tiền tệ sẽ không đến cùng lúc với sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản. Tiền vẫn sẽ được dùng trong xã hội chủ nghĩa, có thể đến hàng trăm năm. Một phần quan trọng của chủ nghĩa xã hội là người lao động sẽ không bao giờ bị bóc lột bởi người chủ, và được tự do tận hưởng thành quả lao động. Được một khoảng thời gian, điều này trở nên dễ nhận thấy giống như tiền nó có thể mua được hàng tiêu dùng: trò chơi điện tử, ô tô, xì gà, thức ăn ngon, v.v… Miễn là những người thường muốn vậy. Nếu chủ nghĩa xã hội trở thành phương thức sản xuất chiếm ưu thế trên toàn cầu, và sự tự động hóa cũng như năng suất tiếp tục gia tăng theo tốc độ hiện tại, thì sự cần thiết phải có tiền bạc, cũng như chính quyền, sẽ tàn lụi đi. Lúc đó, xã hội chủ nghĩa sẽ bắt đầu quá độ lên cộng sản.

Có hai video rất hay mà tôi muốn đề xuất đó là “Không cần tuyển con người” của CGP Grey“Sự vươn lên của máy móc - Tại sao thời nay sự tự động hóa lại khác” của Kurzgesagt. Chúng đi vào chi tiết về mức độ hủy diệt trầm trọng mà tự động hóa gây nên cho xã hội tư bản ngày nay của chúng ta. Tuy nhiên, dưới chủ nghĩa xã hội/cộng sản, sự tự động hóa sẽ chỉ mang lại lợi ích. Nó đơn giản là giúp cho con người có nhiều thời gian để làm những việc mình thực sự muốn làm, thay vì làm việc trong một nhà máy.

Không phải mọi nỗ lực chuyển sang chủ nghĩa xã hội đều thất bại đấy à? Thế còn Stalin và những trại cải tạo lao động của Liên Xô, v.v…?

Không, có vô số những nỗ lực đã thành công. Trong hầu hết những nơi bạn từng nghe về việc có một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, điều kiện vật chất đã được cải thiện ở một mức lớn lao. Nếu không có cách mạng ở những nơi ấy, khả năng cao là bạn sẽ không bao giờ nghe nhiều về họ, và họ cũng chỉ là những nơi giống như các quốc gia tư bản nghèo khó ở châu Phi, Nam Mĩ và châu Á.

Khi nói đến những câu hỏi như “Có phải tại Stalin nên mới có hàng triệu người chết?”, những người theo chủ nghĩa xã hội thường bất đồng quan điểm. Nói chung sẽ có ba cách nhìn nhận về Stalin và thời cầm quyền của ông ta:

  1. Stalin là một nhà độc tài tàn bạo đã phản bội cả Lênin và chủ nghĩa xã hội.

  2. Stalin đã làm tốt nhất những gì có thể trong một tình cảnh nguy khốn (Chiến tranh thế giới thứ 2).

  3. Stalin không phải một kẻ độc tài và đã có những cống hiến tốt đẹp cho cả chủ nghĩa xã hội lẫn thế giới.

Nhưng thay vì cố gắng đứng về phía nào, tôi sẽ đề xuất một số cuốn sách bảo vệ từng quan điểm mà bạn có thể đọc. Các đường liên kết sẽ được đặt bên dưới cùng của trang này.

Liệu rằng chủ nghĩa dân chủ xã hội, hay “chủ nghĩa xã hội kiểu Nordic” là một sự thay thế khả thi cho chủ nghĩa tư bản?

Dân chủ xã hội là một hệ thống mà, đúng theo định nghĩa, ủng hộ công bằng xã hội trong khuôn khổ của một nền kinh tế tư bản. Bản chất của nó không thay thế tư bản, mà đúng hơn là một phiên bản khác đi, “thân thiện hơn” của tư bản. Với nhiều người, hệ thống dân chủ xã hội là một phạm vi thỏa hiệp tốt giữa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Nhưng dân chủ xã hội là một hệ thống không những được xây dựng dựa trên sự bóc lột người lao động trong chính quốc gia mà nó thành lập, mà còn dựa trên sự bóc lột mang tính đế quốc của những quốc gia “thuộc thế giới thứ ba” thuộc miền nam toàn cầu. Chủ nghĩa dân chủ xã hội không thể khả thi nếu thiếu đi sự xa hoa mà lao động nước ngoài mang đến. Nếu điều kiện dành cho công nhân ở quốc gia thứ ba được cải thiện (ví dụ như lao động trẻ em bị cấm và chính sách làm việc 12 giờ một ngày được đổi thành 8 hoặc 6 giờ), chất lượng cuộc sống của những quốc gia dân chủ xã hội sẽ xuống dốc.

Còn nhiều điểm đáng để phê bình ở chủ nghĩa dân chủ xã hội bao gồm sự thực rằng hệ thống dân chủ của các quốc gia dân chủ xã hội vẫn đang phục vụ giai cấp tư sản. Những người giàu và các tập đoàn hoạt động đầy nhàn rỗi dưới thắng lợi đạt được bởi những người lao động dưới phương thức dân chủ (chăm sóc sức khỏe toàn cầu, giáo dục miễn phí, trợ cấp thất nghiệp, tăng tiền lương tối thiểu, v.v…), dẫn đến một nửa nghị viện trong bất kì quốc gia dân chủ xã hội nào đều là người thuộc tầng lớp tư sản, và những bên khác theo dân chủ xã hội, hai phía đều gánh một cuộc chiến chính trị qua lại không có hồi kết và chẳng có người chiến thắng. Nhiệm kì 4 năm ngắn ngủi chỉ tạo thêm vấn đề: một đảng phái với đa số đại diện trong nghị viện ở một quốc gia dân chủ xã hội sẽ bằng mọi giá tạo ra những sự đổi thay ngắn ngủi nhất có thể, và chẳng làm gì nếu họ không chiếm đa số, dẫn đến kết cục chẳng có đảng phái nào tạo ra những cam kết dài hạn và hầu như đều cùng ruồng bỏ hệ tư tưởng. Nó biến chính trị trở thành một trò thể thao nơi mà người ta bầu chọn cho đội mình thích, không phải vì bất kì lý do mang hệ tư tưởng nào cả, mà là vì họ tin phe của mình là nhất, hoặc có logo đẹp nhất, slogan hay nhất, hoặc nhà lãnh đạo đảng phái đẹp trai nhất, hay chỉ đơn giản là bố mẹ họ bầu chọn như thế mà thôi. (Xem tại đây)

Chủ nghĩa xã hội/cộng sản không có tác dụng vì chính bản tính tự nhiên của con người

Chỉ cần nhìn qua một lượt lịch sử và nhân chủng học, ta cũng sẽ loại bỏ hay quan điểm rằng “bản tính con người” là một thứ không dời đổi. Bản tính và hành vi của con người một phần là nhào nặn được (phản ánh thông qua điều kiện lịch sử và văn hóa trong sự tương quan với phương thức sản xuất cụ thể), có thể được cung cấp dẫn chứng bởi sự cách biệt lớn lao giữa hành vi của con người và tổ chức xã hội qua vô số thời kì lịch sử và vị trí địa lý. Xã hội của công dân, hành vi con người và hệ tư tưởng đã thay đổi theo thời gian cũng giống như cách mà các giống loài biến chuyển ở khía cạnh di truyền theo thời gian.

Nhìn vào con người trong xã hội tư bản và kết luận rằng bản tính con người là vị kỷ cũng giống như nhìn vào công nhân nhà máy, nơi mà ô nhiễm hủy hoại lá phổi họ và nói rằng bản tính con người là ho vậy.
— Andrew Collier, trong “Marx: Hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu”

Ta có thể kết luận một thực tế khi nói về bản tính con người rằng hệ tư tưởng đang thống trị xã hội được nhào nặn bởi mối tương quan kinh tế nền tảng. Nói cách khác, chúng ta cho nó là “lẽ tự nhiên” khi làm việc dưới sự thúc đẩy của đồng tiền bởi vì đó là sự lựa chọn duy nhất của chúng ta hiện tại. Dường như một “lẽ tự nhiên” rằng nên có một hệ thống thứ bậc bởi vì nó tồn tại trong công việc, trong nền dân chủ, trong ngôi nhà của chúng ta nhờ vào mối quan hệ gia đình mang tính gia trưởng, v.v… Loài người có vẻ tham lam “theo lẽ tự nhiên” vì nếu không có tiền, chúng ta sẽ chết đói hoặc không thể trả tiền cho một nơi trú ngụ, nên vì lợi ích của bản thân mà phải cố gắng tích cóp tiền bạc dưới sự thiết lập của nền kinh tế hiện tại. Chủ nghĩa tư bản theo đúng nghĩa đen bắt nhà tư bản phải xử sự theo một lối mà có thể được xem là sự tham lam, bởi nếu không, những kẻ cạnh tranh với họ sẽ làm vậy, và rồi họ sẽ bị ngấu nghiến và đá khỏi thế giới kinh doanh. Đó chính là một hệ thống khiến cho những thứ ấy trở thành tự nhiên hoặc cần thiết. 

Nhưng Engels và Marx cũng như những người khác phản đối những thứ được quy về bản tính con người ấy bằng việc nhìn vào lịch sử. Trong số các quốc gia bản địa thuộc châu Mỹ, không có thứ gì gọi là tiền. Nhưng rồi làm thế nào mà mọi thứ được hoàn thành trong khi tiền là động lực duy nhất để làm việc? Có vô số dẫn chứng chỉ ra rằng, con người, trong hàng triệu năm, vận hành hầu như theo tính cộng đồng, với rất ít hoặc không hề phân chia thứ bậc. Nếu nó là “bản tính con người” bẩm sinh thì sao có thể trở nên như vậy? Sao loài người tham lam có thể hợp tác và sống sót trong hàng triệu năm nói khát nếu họ toàn những kẻ tham lam và đơn thuần là ích kỷ theo đúng bản năng?

Nhìn vào hành vi tạm thời của con người và cho đó là “bản tính tự nhiên” mà không nhìn vào lịch sử và không suy xét ảnh hưởng của môi trường cũng như tương quan xã hội đã nhào nặn một cách đáng kể hành vi con người thì thật là quá sức sơ sài và phản khoa học, và đó thường là một cái cớ được tạo ra bởi những trái tim chính trị yếu đuối và những người được lợi từ hệ thống kinh tế đương thời.

Tôi có thể chỉ ra rằng, có hàng tá nỗ lực tuyên truyền để điều khiển sự tường thuật này và đưa nó vào trong tư tưởng chúng ta. Nhưng trọng tâm vấn đề, như Marx đã chỉ ra, nằm ở chỗ bởi vì hệ thống (tư bản) ràng buộc những điều kiện ấy lên bạn. Để thành công trong chủ nghĩa tư bản, bạn phải hành xử một cách tham lam thì mới gặt được thành quả, và rất nhiều trường hợp cho thấy nếu không hành xử tham lam thì sẽ tụt lại phía sau và đứng trước nguy cơ mất hết tất cả. Và mất hết tất cả trong thế giới tư bản chính là bị biến thành nô lệ của nợ, hoặc không thì vô gia cư, suy nhược, đói khát và tóm lại là, bị đàn áp. Và đây cũng là điểm mà ý tưởng của Marx tỏ ra vượt trội. Nếu bạn muốn thay đổi hành vi này - việc hành xử một cách tham lam - bạn chỉ cần thay đổi hệ thống mà con người đang ở trong. Nếu bạn có một hệ thống (chủ nghĩa xã hội), nơi mà bạn luôn có nhà, thức ăn, chăm sóc y tế, nước uống - thì sẽ không cần phải hành xử đầy tham lam chỉ để sống sót và sống một đời có phẩm giá và mục đích. Marx cho rằng sự tham lam sẽ qua đi bắt nguồn từ điều kiện con người. Nạn nghèo đói và chiến tranh cũng thế. Đây cũng là ý tưởng nguy hiểm của Karl Marx - bạn không chỉ thay đổi thế giới, mà toàn nhân loại.

Sẽ chẳng ai muốn làm việc trong chủ nghĩa cộng sản.

Động lực làm việc vẫn luôn giống như trước đây: chính là thứ thúc đẩy sự hoạt động của phương thức sản xuất. Sự ích kỷ chưa bao giờ là động lực chính khiến ta làm việc trong suốt nhiều kỷ nguyên. Thật là ngớ ngẩn khi cho rằng nếu không có chủ nghĩa tư bản và các nhà tư bản thì cũng ta sẽ chỉ ngồi không và chờ đói cho tới chết. Phần lớn trong lịch sử loài người đều không có những điều ấy, trong dạng thức cộng sản nguyên thủy.

Bạn hãy nghĩ như này: bạn và hai người bạn nữa sống trong nông trại. Các bạn đều cần đến kho thóc, nên cùng nhau xây dựng một kho. Người thì chặt gỗ, người thì lập kế hoạch, người thì kéo gỗ đến nơi cần xây kho, và sau đó tất cả cùng nhau xây nên kho thóc. Bởi vì cả ba cùng cần và sẽ sử dụng kho thóc nên không cần đến tiền để trao đổi trong quá trình ấy. Tư liệu sản xuất kho thóc được sở hữu bởi cả ba trong một hình thức cộng sản. Chúc mừng: các bạn vừa tham gia vào chủ nghĩa cộng sản. Nó không quá đáng sợ, đúng chứ?

Sẽ chẳng có “CEO xây dựng kho thóc” sai khiến hai người còn lại, trả lương và trở thành người sở hữu duy nhất của kho thóc, thu tiền hai người còn lại mỗi khi họ muốn dùng kho. Vì đó là một điều không hiệu quả. Chủ nghĩa tư bản thì không hiệu quả. Tư bản không có ích gì, bởi “bản năng con người.”

Chủ nghĩa xã hội/cộng sản là thứ viển vông.

Không thể sai trái hơn được nữa. Chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên chủ nghĩa duy vật lịch sử và biện chứng, hơn là biện chứng Hegelian. Có nghĩa rằng nó được tạo nên nhờ những hiểu biết duy vật dựa trên chứng cứ về xã hội, và những mâu thuẫn nảy sinh từ lợi ích khác nhau của các tầng lớp - biểu lộ như mâu thuẫn thể chất đối lập với cuộc chiến mang tính hệ tư tưởng. Chủ nghĩa Mác là sư tương đương xã hội cho phương thức khoa học, nó mang tính phân tích, là sự nâng cao, sự thay đổi những phân tích của nó dựa trên sự đổi thay trong xã hội.

Đọc thêm: “Chủ nghĩa xã hội: Không tưởng và Khoa học” của Friedrich Engels.

Vậy thì cuộc sống sẽ ra sao dưới chế độ cộng sản?

Cái quan trọng chúng ta cần hiểu ở đây rằng cộng sản không phải một kế hoạch chi tiết đã được vạch ra để theo đó chúng ta phải phác thảo xã hội. Cộng sản không phải tiêu chuẩn lý tưởng của sự hoàn thiện, trong đó nó là khái niệm một người nghĩ ra trong một ngày và chúng ta cố đạt được, nó là kết quả của sự biện chứng duy vật của xã hội phân tầng lớp.

Là những người theo chủ nghĩa Mác, chúng tôi hiểu rằng sự trái ngược vốn có của xã hội tư bản, rằng chủ doanh nghiệp luôn có một sự ưa thích căn bản về vật chất cũng như việc làm tăng lợi nhuận, và rằng người công nhân cũng có một sự ưa thích trái ngược với việc được tăng lương (càng nhiều lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp thì người lao động càng có lương, đó là một sự ưa thích về vật chất đầy mâu thuẫn), sẽ không thể tránh khỏi việc dẫn tới, như nó vẫn luôn dẫn tới, sự mâu thuẫn giai cấp. Sự mâu thuẫn này không thể được giải quyết với việc thay đổi một cách căn bản mối tương quan vật chất giữa hai tầng lớp đang tranh chấp - người chủ và công nhân - đối với tư liệu sản xuất. Nói cách khác, nó sẽ kết thúc hoặc với sự lụi tàn của những giai cấp đang tranh chấp, hoặc sự tái xây dựng chính xã hội ấy.

Chủ nghĩa xã hội là hệ thống duy nhất đi theo tư bản công nghiệp hiện đại, với sự vắng bóng của đấu tranh giai cấp nội bộ. Theo thời gian, bởi vì chủ nghĩa xã hội hình thành trong bản thân nó như là một phương thức sản xuất chiếm ưu thế toàn cầu, và quan niệm về giai cấp tư bản tan rã theo sự bãi bỏ của sở hữu tư nhân, xã hội sẽ xé bỏ những di sản của tư bản. Quan niệm về tiền bạc hay lưu hành tiền tệ, chẳng hạn, sẽ gắn liền với áp bức giai cấp - nó tồn tại không theo cách bao trọn, để “cho phép người lao động cần mẫn gặt hái thành quả của công việc cực nhọc” mà là để ngăn chặn; khiến những thứ ấy nằm ở đáy xã hội nơi mà chúng vẫn ở, và cấm cản chúng khỏi sự sung túc.

Cộng sản là nguyên tắc của việc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, có nghĩa rằng mỗi người sẽ cống hiến theo cách và trong khả năng có thể, đồng thời nhận lại tất cả những gì mình cần từ sự lao động của người khác. Trong thế giới tư bản, có một sự tha hóa—bạn sẽ không biết tên của người nông dân nuôi con gà đã đẻ ra quả trứng bạn ăn, và mặc dù bạn cũng là người lao động, bạn bị tách thành “người sản xuất” và “người tiêu thụ”, mặc dù bản thân bạn trong một bối cảnh khác cũng là sẽ một người sản xuất, và người nông dân sẽ là người tiêu thụ. Trong thế giới cộng sản, chúng ta làm việc với nghĩa vụ trả lại cho cộng đồng đang duy trì sự sống của chúng ta. Đó chính là cảm giác mà chúng ta có đối với người thân gia đình - con cái làm việc để chăm sóc bố mẹ về già vì một nghĩa vụ trả lại công lao nuôi nấng, cho ăn cho mặc từ bé tới lớn.

Chủ nghĩa cộng sản áp dụng quan niệm này và mở rộng nó để không chỉ bao gồm trong gia đình thân thiết mà trong cả bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, v.v…

Từng mẩu vụn vặt của cuộc sống trong một xã hội cộng sản giả định, theo ý kiến của riêng tôi, không có gì đáng chú ý; bởi vì cộng sản là sự tiến triển hữu cơ của chủ nghĩa xã hội, và nó không theo một thiết kế kiến trúc to lớn nào. Không có bất kì học thuyết chi tiết nào về sự tổ chức của một xã hội chủ nghĩa, từ cộng sản vô trị đến Bolshevism, nhưng phiên bản nào của chủ nghĩa xã hội chiến thắng chủ nghĩa tư bản, sẽ là bàn đạp đến chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản sẽ không phải thứ được ban hành bởi sắc lệnh của chính phủ hoặc được soạn ra trong một hiến pháp hay bộ luật, mà sẽ gắn liền với nó bởi chính cái bản chất của xã hội chủ nghĩa. Friedrich Engels đã từng nói trong trong tác phẩm “Chống Dühring” rằng, “Sự can thiệp của chính quyền nhà nước vào các quan hệ xã hội sẽ hoá ra thừa trong hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác và tự đình chỉ. Việc cai quản người sẽ nhường chỗ cho việc quản lý vật và chỉ đạo quá trình sản xuất. Nhà nước không “bị xoá bỏ”, nó tự tiêu vong.”

Chủ nghĩa xã hội/Cộng sản chỉ lý tưởng trên giấy, chứ không có giá trị thực tiễn.

Không, nó hoàn toàn khả thi. Giống như Tư bản và Phong kiến vậy. Câu hỏi đặt ra không phải “nó có khả thi không?” mà là “chế độ nào tốt nhất cho người dân thường?” và bởi vì chủ nghĩa xã hội là một hệ tư tưởng dành cho người dân thường, thay vì những người giàu có, và lịch sử đã cho thấy chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể biến đổi một quốc gia phong kiến không phát triển trở thành một cường quốc công nghiệp chỉ trong vài năm ngắn ngủi, nên có thể khẳng định rằng, chủ nghĩa xã hội không những khả thi, mà còn hoạt động tốt hơn tất cả những phương án khác.

Câu hỏi ấy khiến tôi nhớ đến lời đùa rằng “Chủ nghĩa cộng sản chỉ lý tưởng trên giấy, còn thực tế thì nó thường bị phá hỏng bởi một cuộc đảo chính quân đội tài trợ bởi CIA.” Nhưng nó cũng đúng một phần.

Mỗi khi chủ nghĩa xã hội được cố gắng thực hiện, nước Mỹ đều đã can thiệp hoặc là trực tiếp thông qua chiến tranh chống lại các quốc gia xã hội chủ nghĩa:

  • Chiến tranh Hàn Quốc 1950-53

  • Cuộc khủng hoảng Lebanon 1958

  • Sự kiện Vịnh Con Lợn tại Cuba 1961

  • Cuộc nổi dậy Simba 1964

  • Chiến tranh Việt Nam 1965-75

  • Cuộc nổi dậy của cộng sản Thái Lan 1965-83

  • Cuộc xâm lược Grenada 1983

Hoặc là thông qua việc CIA thực hiện một sự thay đổi chính phủ:

  • Cuộc đảo chính Iran năm 1953 khi mà Mĩ lật đổ chủ nghĩa xã hội được bầu ra một cách dân chủ (Mohammad Mosaddegh) vì lợi ích của một kẻ chuyên quyền độc đoán (Mohammad Reza Pahlavi).

  • Cuộc đảo chính Guatemalan năm 1954 khi mà Mĩ lật đổ một nền dân chủ xã hội được bầu ra một cách dân chủ (Jacobo Árbenz) vì lợi ích của một kẻ chuyên quyền độc đoán(Carlos Castillo Armas).

  • Cuộc đảo chính Chilean năm 1973 khi mà Mĩ lật đổ một cá nhân theo chủ nghĩa xã hội được bầu ra một cách dân chủ (Salvador Allende) vì lợi ích của một kẻ độc tài theo Phát-xít chuyên chế (Augusto Pinochet, người mà sau khi cầm quyền giết chết 3000 người, tra tấn 30,000 người, và bắt 80,000 người vào các trại tập trung.

  • Cuộc đảo chính Haitian năm 1991 khi mà Mĩ lật đổ một nền dân chủ xã hội được bầu ra một cách dân chủ (Jean-Bertrand Aristide), người mà được tin tưởng rộng rãi rằng sẽ là người chiến thắng của cuộc bầu cử minh bạch đầu tiên ở Haiti, vì lợi ích của một kẻ chuyên quyền độc đoán (Raoul Cédras).

  • Và hãy nhớ rằng trên đây chỉ là một danh sách của sự thay đổi hệ thống cai trị thành công bởi CIA chống lại các quốc gia xã hội chủ nghĩa. Nó không bao gồm những cố gắng không thành công, hoặc bất kì cố gắng nào (kể thành công hay không) trong việc thay đổi hệ thống cai trị được thực hiện ở CIA chống lại các quốc gia không phải theo chủ nghĩa xã hội. CIA đã nhúng tay vào ít nhất 21 hành động làm biến chuyển trong sự đổi thay hệ thống cai trị.

Hoặc là gián tiếp thông qua việc ủng hộ kẻ thù của các lực lượng đi theo chủ nghĩa xã hội:

  • Nội chiến Nga 1918-20

  • Nội chiến Trung Quốc 1944-49

  • Nội chiến Hy Lạp 1944-1949

  • Chiến tranh Đông Dương thứ nhất 1946-54

  • Nội chiến Paraguayan 1947

  • Tình trạng khẩn cấp Malayan 1948-60

  • Cuộc nổi dậy Mau Mau 1952-60

  • Cách mạng Cuba 1953-59

  • Chiến tranh Đông Dương thứ hai 1953-75

  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất 1954-55

  • Chiến tranh Algerian 1954-62

  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai 1958

  • Khủng hoảng Trung Mĩ 1960-96

  • Khủng hoảng Congo 1960-65

  • Chiến tranh giành độc lập Eritrean 1961-91

  • Dhofar Rebellion 1962-76

  • Nổi dậy cộng sản Sarawak 1962-90

  • Tình trạng khẩn cấp tại Đông Bắc Ấn Độ 1963-nay

  • Nội chiến Dominican 1965

  • Nội chiến Chadian 1965-79

  • Chiến dịch Bolivian 1966-67

  • Chiến tranh Hàn Quốc lần thứ hai 1966-69

  • Chiến tranh giành độc lập Namibia 1966-90

  • Những năm dẫn đầu 1968-82 (Nơi mà Mĩ ủng hộ Đức Quốc Xã đấu với lực lượng chống Phát-xít theo chủ nghĩa Mác-Lênin)

  • Nổi dậy cộng sản Malaysia 1968-89

  • Chiến tranh Al-Wadiah 1969

  • Xung đột quân sự tại Philippines 1969-nay

  • Chiến tranh Yemenite 1972

  • Nội chiến Angolan 1974-2002

  • Nội chiến Ethiopian 1974-91

  • Nội chiến Lebanese 1975-90

  • Chiến tranh Tây Sahara 1975-91

  • Indonesia chiếm đóng Đông Timor 1975-91

  • Xung đột tại Lào 1975-nay

  • Xung đột quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ 1976-nay

  • Chiến tranh Ogaden 1977-78

  • Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia 1977-91 (khi mà Mĩ ủng hộ thế lực giết người hàng loạt giả danh chủ nghĩa xã hội)

  • Nội chiến Mozambican 1977-92

  • Nổi dậy NDF 1978-82

  • Mâu thuẫn Chadian–Libyan 1978-87

  • Chiến tranh Yemenite 1979

  • Chiến tranh Afghan-Soviet 1979-89 (khi mà Mĩ ủng hộ nhóm người Hồi giáo “đấu tranh tự do” mà sau đó lập ra Al-Qaeda và ISIS)

  • Xung đột nội bộ tại Peru 1980-nay

  • Nội chiến Afghan 1989-92

Được rồi, tôi đồng ý. Chủ nghĩa tư bản nên biến mất. Nhưng chúng ta nên làm thế nào đây?

Câu trả lời cho điều này phụ thuộc phần lớn vào điều kiện của quốc gia mà bạn đang sống. Mỗi nơi một khác, và không chỉ con đường tiến đến chủ nghĩa xã hội mà cả hệ thống xã hội chủ nghĩa bản thân nó cũng khác, tùy theo điều kiện của nơi mà nó được đưa vào thực thi. Chẳng hạn như chủ nghĩa xã hội của Cuba hiển nhiên là hoạt động khác so với chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc.

Một lời khuyên chung mà tôi có thể đưa ra, nó có thể áp dụng với tất cả mọi người trên thế giới, đó là hãy tìm những người có cùng tư tưởng và phối hợp với họ. Bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra những gì có thể đạt được bởi một nhóm nhỏ những người tâm huyết với chủ nghĩa xã hội, chẳng hạn như trong hội đồng thành phố. Nếu ở đó có một đảng phái xã hội chủ nghĩa hoặc tổ chức trong khu vực bạn sống, tôi khuyến khích bạn tìm tới họ. Họ có thể không tuân thủ đúng theo phương hướng chủ nghĩa xã hội của bạn, và bạn có thể có những bất đồng về hệ tư tưởng với họ, nhưng chung tay cùng nhau lúc nào cũng tốt hơn là làm việc một mình.

Ở Mỹ, ví dụ, rất nhiều người muốn có mặt tại các cuộc gặp hội đồng thành phố. Một nhóm người tưởng chừng như nhỏ có thể tạo nên ảnh hưởng lớn chỉ bằng cách đơn giản là có mặt và đưa ra lập luận ủng hộ những chính sách đứng về phía người lao động (như là giao thông công cộng trên phạm vi toàn thành phố chẳng hạn)

Một chính sách phúc lợi đơn giản trông có vẻ như “chậm chạp” và phí thời gian, có thể đưa cho những người lao động nhiều quyền lực thương lượng hơn. Giai cấp tư sản được lợi khi mà giữ cho một tỉ lệ tầng lớp lao động rơi vào thất nghiệp (lực lượng mà Marx gọi là “đội quân dự bị lao động”) và phải nỗ lực tuyệt vọng để kiếm tiền mua thức ăn và thuê nhà. Những người lao động tuyệt vọng sẵn sàng chấp nhận những công việc với điều kiện tồi tàn và mức lương rẻ mạt, bởi tiền kiếm ra chỉ đủ để giúp họ sống sót. Nhưng những người lao động ít tuyệt vọng hơn thì, thông qua lợi ích thất nghiệp chẳng hạn (hoặc là giao thông công cộng, chăm sóc sức khỏe công cộng, đại học công cộng; bất kì thứ chỉ có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc của người lao động), họ càng ít chấp nhận những điều kiện làm việc tồi tàn, và càng có khả năng cân nhắc sự tập hợp thành tổ chức công đoàn hoặc vận động chính trị.

Chủ nghĩa xã hội không thể thành lập ngày một ngày hai, mà con đường dẫn đến nó là dùng tất cả phương cách có thể để củng cố sự lớn mạnh cho vị thế kinh tế xã hội của giai cấp vô sản. Như những lời sống mãi với thời gian của Karl Marx:

Những người cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ nếu giấu giếm những quan điểm và ý định của mình. Họ công khai tuyên bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành. Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ trước một cuộc Cách mạng cộng sản chủ nghĩa! Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới.
Vô sản tất cả các nước, cùng đoàn kết lại!
— Karl Marx, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, 1848